01
May
13

Nhắn tin chẳng nhắn lại, gọi điện chẳng nghe. Ta thấy bức bối, khó chịu, giá như cứ bảo ta đừng có mà nhắn nhủ gì nữa, thấy số của mình thì tắt điện thoại đi cho ta đỡ mệt người có tốt hơn không ?

Đành rằng mình có lỗi nhưng sao cứ bắt mình vướng vô một mớ rắc rồi vòng vo này chứ.

24
Apr
13

Lượt đi AC – Barca một gáo nước lạnh dội lên đầu những người con Nhân Mã khi mà mọi sự ngẫu hứng, mọi lỗ lực kiểm soát và thăng hoa đều bị dập tắt bởi lối phòng ngự xe bus hai tầng, gục ngã đó là từ mà người ta dành để miêu tả về sự đuối hơi và bất lực của  Barca trước một ma kết đầy toan tính và không một sơ hở. Lượt về người ta  không kì vọng nhiều vào một Barca yếm thế trước sự chững trạc, tỉnh táo của một AC  hoàn hảo, có sự nhanh nhạy của song tử và điềm tỉnh của ma kết. Nhưng người ta chẳng tính được sự thăng hoa của nhân mã kết hợp với sự dứt khoát của bọ cạp làm lên một cú ngược dòng 4-0 chẳng mang chút gì kịch tính nhưng lại cho ta có cái cảm giác về một thứ đẳng cấp cao vời vợi toát lên từ sự thực dụng cộng với sự thăng hoa cái mà một ma kết vốn thiếu thốn cho dù điềm tĩnh tới mấy, cộng với sự nhanh nhạy của song tử cũng khó mà có thể gượng dậy được, bình tĩnh là cái mà người ta thấy thiếu ở AC vào lúc này.

Lượt đi Barca – Bayer một chàng trai nhân mã đầy sức sống cộng với sự thực dụng của bọ cạp dường như kém tự tin trước một bố già sư tử không khoan nhượng, không biết tới tình thương, lạnh lùng thì thiếu nhưng tàn nhẫn thì sát thủ phải gọi bằng cụ. Khi anh chàng nhân mã của chúng ta bị lãnh một trưởng chí mạng trọng thương về thể lực một cách tối tệ thì đòn chí mạng thứ 2, thứ 3, thứ 4 sẽ tới đó là một điều chắc chắn trước một nhân mã chẳng biết cách bảo vệ mình, cộng với một bọ cạp dù dứt khoát tới đâu cũng không còn đủ sức dương cái đuôi lên nữa. Thất bại 4-0 nói lên điều đó về một con bạc liều lĩnh gặp một đối thủ chuyên nghiệp. Để thắng được ván bài này thì kẻ liều lĩnh luôn gặp may phải trở lên giỏi hơn cả kẻ chuyên nghiệp, 4-0 là một điều tất yếu cần có cho Barca.

 

 

19
Apr
13

Hôm nay là thứ sáu buổi tối lang thang lên Đinh Lễ mua được quyển sách rồi lại lượn lờ lên nhà thờ, cô bé bán nước hỏi gọi gì, ta bảo đang chờ bạn, kỳ thực là lúc đó chỉ muốn có chỗ mà ngồi cho đỡ mỏi người. Rút kinh nghiệm những lần trước lần này ngồi không ta lần rờ danh sách xem có ai để mà gọi điện không thì chỉ có đúng một thằng bạn tốt để mà gọi, nhưng nó bận chẳng ra được, ngồi uống hết cốc nước rồi lại lên xe đi về nhà. Hà Nội giờ vẫn đông đúc, vẫn náo nhiệt nhưng trong mắt mình nó dường như có phần lố bịch và ngớ ngẩn, giả tạo, đầy rẫy rối ren, nó làm cho con người ta không thể không tìm đến những người bạn, những người có cùng quan điểm, suy nghĩ để thỏa mãn những pha lên cơn của những bộ não đang tàn tạ, đang mịn đi và cố gắng trong một chừng mực nào đó đang tạo lại những nếp, gấp cuộn, để không là một loại động vật chỉ biết tới ăn và bài tiết. Nhưng vấn đề có lẽ là ở chỗ khi nói, khi suy nghĩ là một chuyện còn khi làm chẳng biết có được như vậy không, lúc người ta quyết dứt bỏ đi tất cả các ưu thế mà chủ nghĩa hình tượng đã mang lại, vứt bỏ đi cái hình tượng được xây dựng lên bằng  những thứ rỗng tuêch, rỗng toác là lúc mà tất cả mọi thứ rời xa họ. Có hai trường hợp đang xảy ra đó là trong tư duy của ta có một cái gì đó lệch lạc và thứ hai là tầm nhìn xa của ta chẳng thể vượt qua được lũy tre làng, và nó đang được bện lại trong một mớ chằng chịt bởi sự im lặng.

Về tới nhà đã thấy cô em họ đạp xe tận mười mấy cây số lọ mọ từ chùa láng sang đang nằm chình ình giữa nhà mà thấy buồn cười. Sinh viên như nó giờ chắc hiếm có đứa nào đạp xe vậy. Nói chuyện với trẻ con đúng là chẳng phải dè chừng, cũng chẳng phải suy nghĩ, thích gì nói đó làm máu lên nào nhiều hơn, đỡ bị điên đầu hơn, không phải nặn từ, nghĩ chữ. Mệt người.

14
Apr
13

Chiếc Lá Cuối Cùng
Font Size:     Tác Giả: O. Henry
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
 
    Trong một quận nhỏ phia đông Washington, các con đường chạy ngoằn nghoèo một cách điên dại, cắt quãng thành những dải nhỏ gọi là “vùng”. Những “vùng” này lọt thỏm trong những góc và đường cong lạ kì. Một con đương cắt ngang với chính nó một, hai lần. Một hoạ sĩ đã có lần khám phá là con đường có thể có giá. Ví dụ như khi một nhân viên thu ngân cầm hoá đơn của mầu vẽ, giấy và vải, sau khi đi dọc theo đường này bỗng thấy mình đã đi vòng lại chỗ cũ mà không hề thu được một xu nào cả!
Thế nên đám hoạ sĩ chẳng bao lâu đã kéo đến phường Greenwich, săn lùng phòng cho thuê có cửa sổ thông ra hướng bắc, góc mái kiểu thế kỷ 18, gác lửng kiểu Hà Lan, và giá thuê lại rẻ. Sau đấy họ mang vào vài lọ hợp kim thiếc, một hai cái chảo nấu ăn dã chiến, và thế là một “quần cư” thành hình.
Hai cô Sue và Johnsy cùng thuê chung một căn phòng đơn giản ở tầng trên cùng của một toà nhà ba tầng lụp xụp. “Johnsy” thực ra là tên thân mật của California. Họ đã gặp nhau tại một hiệu ăn trên đường Số Tám, và khám phá ra là họ có những sở thích tương đồng về nghệ thuật, rau diếp xoắn trộn dấm, và thời trang với tay áo giám mục. Thế là họ cùng thuê chung một căn phòng.
Đấy là vào Tháng 5. Vào tháng 11, có một kẻ ngoại nhập mang theo giá lạnh nhưng vô hình, mà các bác sĩ gọi là Viêm Phổi, rình rập trong “quần cư”, móng vuốt giá băng quệt vào đây đó. Tên giặc đã ngang nhiên hoành hành khu phía đông, hạ gục nhiều nạn nhân, nhưng hắn chỉ mới đặt chân chầm chậm qua các lối ngõ như bàn cờ của mấy “vùng” nhỏ hẹp phủ đầy rêu.
Bạn sẽ không xem Thần Viêm Phổi như một quân tử già đầy hào hiệp. Người con gái nhỏ vốn đã mất máu vì những trận gió ở Califỏnia thì lẽ ra không đáng cho một kẻ bất tài già nua bận tâm đến. Nhưng hắn đã tấn công Johnsy. Thế là cô nằm bẹp, không mấy cử động, trên chiếc giường sắt, xuyên qua khung cửa sổ kiểu Hà Lan nhìn ra bức tường trơ trụi của căn nhà gạch kế bên.
Một buổi sáng, vị bác sĩ đầy bận rộn mời Sue ra hành lang. Ông đang vẩy cái nhiệt kế thăm bệnh để mực thuỷ ngân trong đó hạ xuống.
– Cơ may khởi bệnh của cô ấy áng chừng chỉ một phần mười. Và cơ may này là tuỳ vào việc cô ấy có ý chí muốn sống hay không. Với cách con bệnh chỉ ngóng chờ công ty mai táng đến thì sách thuốc nào cũng vô dụng. Cô bạn nhỏ của cô đã bị ám ảnh là cô ấy sẽ không qua khỏi. Cô ấy có ý định gì không?
– Chị ấy… chị ấy muốn có ngày nào đó vẽ tranh phong cảnh vịnh Naples.
– Vẽ tranh à? Thật là điên rồ! Cô ấy có bận tâm nặng nề về việc gì không, chẳng hạn về một người đàn ông nào đó?
Cô Sue khịt mũi:
– Một người đàn ông à? Một người đàn ông thì có thể… mà không, bác sĩ ạ, không có chuyện như thế.
Vị bác sĩ nói:
– Thế thì là do cô ấy quá yếu rồi. Tôi sẽ cố làm mọi cách mà khoa học cho phép. Nhưng mỗi khi con bệnh của tôi bắt đầu nhẩm tính số lượng xe trong chuyến đưa đám của họ thì xem như hiệu lực của thuốc men chỉ còn một nửa. Nếu cô có cách khiến cho cô ấy hỏi han cô về thời trang mua đông thì tôi có thể đoán chắc cơ may là một phần năm, thay vì là một phần mười.
Sau khi vị bác sĩ đi khỏi, Sue đi vào phòng vẽ và khóc cho đến khi cái khăn giấy Nhật tơi tả thành bột giấy. Rồi cô đường bệ đi vào phòng của Johnsy với cái giá vẽ, miệng huýt sáo một điệu dân ca Mỹ rộn ràng.
Johnsy vẫn nằm bẹp, xem chừng không động đậy chút nào dưới tấm vải giường, mặt hướng về cái cửa sổ. Sue ngưng huýt sáo, nghĩ là bạn mình đang ngủ. Cô sắp xếp giá vẽ và bắt đầu dùng viết và mực để vẽ hình minh hoạ cho một truyện để đăng trong một tạp chí. Trong khi các hoạ sĩ trẻ tuổi phải dọn đường cho Hội Hoạ bằng cách vẽ tranh cho truyện ấy để dọn đường cho Văn Chương. Khi Sue đang phác hoạ cái quần bảnh bao và gọng kinh một tròng của một anh hùng (một tay cao bồi bang Idaho), cô nghe một tiếng nho nhỏ, lặp lại vài lần.
Cô đi vội đến bên mép giường. Johnsy đang mở mắt, nhìn ra cửa sổ, và đang đếm, đếm ngược: “mười hai”, và ít lâu sau: “mười một”, và sau đấy “mười”, rồi “chín”, rồi “tám” và “bảy” gần như liền nhau. Sue nhìn chăm chú bên ngoài cửa sổ. Có gì ở ngoài đấy đâu mà đếm? Chỉ có một khoảng sân trống buồn nản, và bức tường trơ trụi của một căn nhà gạch xa hơn chừng mười thước. Một dây thường xuân thật già cỗi, gốc vặn vẹo mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Ngọn gió thu lạnh đã làm rơi rụng đám lá, phơi bầy các nhánh gần như trơ trụi bám vào mấy mảng gạch vụn vỡ. Sue hỏi?
– Cái gì vậy hở bồ?
Johnsy nói, gần như thì thầm:
– Sáu. Bây giờ rơi nhanh quá. Ba ngày trước còn gần cả trăm, đếm muốn nhức đầu. Nhưng giờ thì dễ rồi. Thêm chiếc nữa. Giờ chỉ còn lại năm.
– Năm cái gì, noi cho Sue của bồ nghe nào!
– Năm chiếc lá. Trên cây thường Xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình cũng sẽ ra đi. Minh đã biết như thế ba ngày nay rồi. Bác sĩ không nói cho bạn biết à.
Sue càu nhàu, với giọng khinh miệt cao quý.
– Ô hay! Minh chưa bao giờ nghe có chuyện điên khùng như vậy. Mấy cái lá thường Xuân thì có liên hệ gì đến việc bồ khỏi bệnh đâu nào? Và bồ vẫn thích cái cây này, cô nàng hư đốn ơi! Đừng có ngốc nghếch. Sáng nay ông bác sĩ nới với mình là cơ may của bồ khỏi bệnh hẳn… xem ông ấy nói gì nào… ông ấy nói cơ may chính xácd là mười trong một! Đấy cũng bằng với cơ may chúng mình có ơ New York để đáp tầu điện hay đi qua một toà nhà mới. Bây giờ ăn một tí cháo, rồi mua ít tượu vang poóc- tô cho cô bé đang bệnh, và thịt lợn cho chính tác giả ăn. Johnsy vẫn dán mắt ra ngoài cửa sổ:
– Không cần phải mua rượu vang. Thêm một chiếc nữa. Không, mình không muốn ăn cháo. Thế là còn có bốn. Mình muốn xem chiếc lá cuối cùng trước khi trời tối. Khi ấy mình cũng sẽ ra đi.
Sue nghiêng mình trên cô:
– Johnsy ơi, bồ có thể hứa nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ khi mình làm việc được không? Ngày mai mình phải đi giao mấy bức vẽ. Minh cần ánh sáng, nếu không mình phải kéo rèm xuống.
Johnsy hỏi, giọng lạnh tanh:
– Bạn có thể vẽ trong phòng kia được không?
– Mình muốn ở kề bên bồ. Hơn nữa, mình không muốn bồ cứ nhìn mãi mấy chiếc lá thường Xuân vô duyên đó.
– Cho mình biết khi nào bạn làm xong, vì mình muốn xem chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Mình chán chờ đợi rồi.
Mình chán suy nghĩ. Mình muốn buông xuôi tất cả, và thả người trôi xuống, xuống nữa, như là một trong mấy chiếc lá mệt mỏi kia.
Johnsy nhắm mắt lại, mặt tái nhợt, năm yên như la một cái tượng bị sập đổ. – Ráng ngủ đi. Mình muốn kêu ông Behrman lên để ngồi mẫu cho mình vẽ một ông thợ mỏ già cô độc. Mình chỉ đi một phút. Đừng cựa quậy cho đến khi mình trở lại.
Ông già Behrman là một hoạ sĩ sống ở tầng trệt bên dưới phòng của họ. Ông đã quá sáu mươi, và có một chòm râu rậm như ông Moses hiện thân trên bức điêu khắc của Michael Angelo. Behrman là cả một sự thất bại trong nghệ thuật. Trong bốn mươi năm ông vung vẩy chiếc cọ mà không hề chạm gần đến vạt áo của Người Tình. Ông luôn luôn muốn vẽ nên một kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu. Trong vài năm nay ông không vẽ được gì ngoại trừ thỉnh thoảng ít nét quấy quá cho giới thương mại và quảng cáo. Ông kiếm tiền chút đỉnh bằng việc ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ trong quần cư khi họ không muốn trả theo giá của người mẫu chuyên nghiệp. Ông uống rượu gin lu bù, và vẫn nói đến kiệt tác sắp đến của ông. Còn lại thì Behrnam là một ông già nhỏ thó nhưng dữ tợn, hay chửi như té tát người nào tỏ ra yếu đuối, và xem mình như là con chó giữ nhà để bảo vệ cho hai hoạ sĩ trẻ sống ở tấng trên.
Sue tìm gặp behrman khi ông nồng nặc mùi rượu dâu trong căn phòng nhỏ tối tù mù. Trong một góc là cái giá vẽ với khung vải trống trơn, suốtt hai mươi lăm năm vẫn chờ đợi đường nét đầu tiên của một kiệt tác. Cô nói cho ông nghe về chuyện hão huyền của Johnsy, về việc cô nàng – quả thật nhẹ tênh và mỏng manh như một chiếc lá – sẽ trôi đi khi sự bám víu của cô vào trần thế vốn đã yếu sẽ yếu thêm.
Ông già Behrman, với cặp mắt đỏ sòng sọc, lớn tiếng kinh thường và chế diễu cho những điều tưởng tượng ngốc nghếch:
– Khốn khổ! ở đời sao lại có người ngu xuẩn muốn chết vì mấy cái lá rụng từ một dây leo vô duyên như vậy? Tao chưa bao giờ nghe có chuyện này. Không tao sẽ không ngòi làm mẫu cho một đứa ẩn cưa ngu ngốc như mày. Tại sao mày lại để ý tưởng khùng điên đấy đi vào đầu của nó? Ôi dào, cái con nhỏ Johnsy khốn khổ!
– Chị ấy đang yếu lắm, và cơn sốt làm cho đầu óc chị ấy trở nên bệnh hoạn đầy những mơ tưởng kỳ quái. Được rồi, nếu ông không muốn ngồi làm mẫu cho tôi cũng được. Nhưng tôi nghĩ ông là một ông già xấu tính – già vô tích sự.
Ông Behrman tru tréo lên:
– Mày đúng là đàn bà! Ai bảo tao không muốn ngồi làm mẫu? Đi lên đi. Tao sẽ đến. Cả nửa giờ đồng hồ rồi tao đã nói là tao sẵn sàng ngồi. Trời ơi! Đây không phải là chỗ cô Johnsy có thể năm bẹp dưỡng bệnh được. Một ngày nào đấy tao sẽ vẽ nên một kiệt tác, và bọn mình sẽ rời đi nơi khác. Trời ơi! Đúng là phải như thế.
Johnst đang ngủ khi họ lên. Sue buông cái rèm cửa xuống, ra dấu bảo Behrman đi vào phòng kia. Trong đấy, xuyên qua khung cửa sổ họ nhìn dây thường
Xuân với nỗi lo sợ. Rồi họ nhìn nhau một lúc, không nói lời nào. Một cơn mưa giá lạnh đang ập xuống dai dẳng, pha cùng với tuyết. Trong chiếc áo xanh cũ kỹ, Behrman ngồi làm mẫu, giả làm một thợ mỏ ẩn cư, ngồi trên một cái ấm lật ngược giả làm một tảng đá.
Khi Sue thức giấc vào buổi sáng sau giấc ngủ kéo dài một giờ, cô thấy Johnsy đang vô hòn nhìn cái rèm màu sậm đã buông xuống. Johnsy thì thào:
– Kéo rèm lên. Mình muốn nhìn.
Sue mệt mỏi làm theo bạn.
– Nhưng xem kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt một đêm dài, vẫn còn một chiếc lá thường Xuân dựa trên bức tường gạch. Đấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có mầu xanh thẫm gần cuống, nhưng với phần rìa te tua pha mầu vàng của sự tàn tạ, chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cái cành cao dăm bảy mét cách mặt đất.
Johnsy nói: – Đấy là chiếc lá cuối cùng. Mình nghĩ chắc chắn nó đã rụng đêm qua. Mình nghe tiếng gió. Nó sẽ rụng hôm nay, và mình sẽ chết cùng lúc với nó.
Sue nghiêng khuôn mặt tóp của cô kề cận cái gối:
– Cưng ơi là cưng! Nếu cưng không nghĩ đến chính bản thân cưng thì nên nghĩ đến mình đây. Mình sẽ làm được gì chứ?
Nhưng Johnsy không trả lời. Nỗi cô đơn cùng cực nhất trên thế gian là một linh hồn chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình bí ẩn, xa thẳm. Điều mộng tưởng dường như đã ảm ảnh cô mạnh mẽ hơn khi những dây nối buộc cô với tình bạn và với trần thế đã bị lơi lỏng.
Ngày dần trôi, và dù qua khoảng không xám xịt, họ vẫn thấy chiếc lá đơn độc bảm vào cuống của nó, dựa vào bức tường. Và rồi, khi màn đêm buông xuống, gió bắc lại thổi, trong khi mưa vẫn đập vào các cửa sổ, chảy ồng ộc xuống theo rìa mái nhà kiểu Hà Lan.
Khi đã có đủ ánh sáng buổi tinh sương, Johnsy, con người vô cảm, lại ra lệnh kéo cái rèm xuống. Chiếc lá thường Xuôn vẫn còn đấy.
Johnsy nằm một hồi lâu nhìn nó. Và rồi cô gọi Sue, đang quậy nồi cháo ga trên cái bếp ga. Cô nói:
– Minh là đứa hư, Sue à. Có cái gì đó đã khiến chiếc lá vẫn ở đấy để cho thấy mình quả là độc ác. Muốn chết là một cái tội. Bây giờ bồ có thể mang cho mình chút cháo, và ít sữa pha chút rượu vang póc- tô, và… không, mang trước cho mình cái gương soi cầm tay, rồi chèn ít cái gối quanh mình, rồi mình sẽ ngồi lên để xem bồ nấu nướng. Một giờ sau, cô nói:
– Sue à, một ngày nào đấy mình sẽ vẽ cảnh vịnh Naples. Ông bác sĩ đến vào buổi xế chiều, và khi ông trở ra Sue có cớ để đi ra ngoài hành lanh. Ông nắm lấy bàn tay gầy, run rẩy của Sue đặt trong tay ông.
– Cơ may ngang bằng. Với công chăm sóc tận tuỵ của cô, cô sẽ thắng. Và giờ tôi phải đến thăm một ca khác ở tầng dưới. Người bệnh là Behrman – tôi nghĩ chừng đâu là một hoạ sĩ. Cũng viêm phổi. Ông ta già cả, yếu đuối, cơn bệnh lại là cấp tính. Không có hi vọng gì, nhưng tôi sẽ đưa ông đến bệnh viện để được thoải mái hơn. Ngày kế, ông bác sĩ bảo Sue:
– Cô ấy qua khỏi cơn nguy rồi. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần dinh dưỡng và chăm sóc – chỉ có thế thôi. Buổi chiều ấy, khi Johsy đang đan một cái khăn quàng len mầu lam thật đậm và xem vẻ rất vô dụng, Sue đến bên giường cô, đặt cánh tay quanh cô và cũng quanh mấy cái gối.
– Mình có chuyện này nói cho bồ biết, cái con chuột trắng ơi. Ông Behrman qua đời hôm nay ở bệnh viện vì chứng viêm phổi. Ông ấy nhuốm bệnh chỉ trong có hai ngày. Người gác dan tìm thấy ông sáng ngày đầu tiên trong căn phòng tầng dưới, thất thủ với cân đau đớn. Đôi giầy và quần áo ông ấy bị ướt cả, lạnh như nước đá. Họ không thể hiểu nổi ông đã đi đâu trong một đêm kinh hoàng như thế. Và rồi họ tìm thấy cái đèn bão, vẫn cháy, và một cái thang đã bị rời khỏi nơi cất giữ, vài cây cọ tơi tả, và nghiên mầu mới ít mầu xanh và vàng, bồ nhìn ra ngoài cửa sổ xem, nhìn chiếc lá thường Xuân cuối cùng trên bức tường đấy. Bồ có đặt nghi vấn tại sao nó không bao giờ bay lất phất khi có gió thổi không? Cưng ơi, đó là kiệt tác của ông Behrman đấy – ông đã vẽ nó đúng vào đêm chiếc lá cuối cùng rơi rụng.
09
Apr
13

Sự khốn cùng của khiêm tốn

Posted on Tháng Tư 8, 2013 by hmhoang

HOÀNG Hồng-Minh

Thoạt nhìn, tôi thấy rất nhiều người Việt quanh mình, chắc chắn là có cả chính tôi nữa, rất hăng kiêu.

Hăng kiêu là sao? Là nhìn chuyện gì cũng thấy “hết sức quan trọng”, “cực kì căng thẳng”. Là thấy xung quanh đang “điên”. Là thấy mình hễ hé môi là phải thật lớn tiếng. Là thấy muốn bỏ bễ bằng hết mọi chuyện.

Rõ ràng là những người ấy và mình đã bị kích hoạt cực hăng. Tại sao như thế nhỉ?

Có lẽ cũng thật là đơn giản.

Đời sống cộng đồng, không biết tự bao giờ, đã chấp nhận hiển nhiên sự phi lý. Sự phi lý này được tóm tắt thành hai dạng thức. Tâm linh số má, và giải pháp cười trừ.

Khi người Việt quen giải thích gần như mọi chuyện bằng số má, nghĩa là sự phi lý đã ngự trị gần như hoàn toàn tinh thần, lấy sự không thể giải thích được làm minh triết. Chấp nhận sự phi lý trong hệ tiên đề của mình, tư duy không còn một sứ mệnh nào nữa. Gì cũng do số.

Đối mặt với thực tế hiện sinh ngổn ngang tính phi lý ấy, tinh thần chỉ còn biết giải tỏa mình bằng phép cười trừ. Cười trừ rốt cục là tâm linh tích cực khả dĩ còn lại cho trạng thái phi lý của tinh thần. Gì cũng cười trừ.

Sở hữu trong mình cả thiên tư số má, lẫn tâm linh cười trừ, mỗi người đều đã ngự ở trên đỉnh của tư duy và tâm linh, ngang bằng với mọi thần linh, và ở trên mọi thánh nhân.

Và khi ấy, khiêm tốn trở thành điều bất khả, dẫu lòng thành của ai vẫn khát mong có được nó./.

Tia Sáng

01
Apr
13

Mọi thứ dường như đang vượt ra khỏi ngoài tầm với, những dự định dở dang nhường chỗ cho những ý định đến bất chợt và cuốn phăng đi mọi cảm xúc, mọi lỗ lực trước đó. Những cơn mệt mỏi cứ tràn về liên tiếp, triền miên, cái việc phải liên tục suy tưởng về “Những điều phổ quát” tưởng trừng như đơn giản vậy mà không tài nào làm được.

Đầu lúc nào cũng căng ra, trong khi não thì teo lại. Chế độ ăn uống cũng thất thường, ngày 2 bữa cơm được 3 bát cả thảy và một cốc cà phê vào ban chiều. Có cảm giác đang được ăn cơm tù hơn là đang tự mình chăm lo cho bản thân.

Rồi thì lỡ dịp, hiểu nhầm, nhỡ lời….thất hứa, bực dọc, tự ái, giận dỗi toàn những điều mình đang cho là khủng khiếp liên tục xảy đến. Cứ nghĩ đơn giản chỉ cần cố gắng, lỗ lực hết mình thì mọi thứ sẽ suôn sẻ vậy mà sao khó quá.

Tiền thì chẳng có vậy mà sao người ta cứ nghĩ mình tiêu tiền không phải nghĩ, đã có lúc cả nhà chỉ ăn cơm trộn với đường, mẹ ta vừa đi làm vừa phải đi buôn để kiếm sống nuôi cả nhà, hai anh em mang rau ra chợ bán vậy mà lúc nào người ta cũng nghĩ mình được chăn ấm nệm êm. Cuộc sống này thật buồn cười dường như người ta chỉ quen khơi ra cái khổ của mình để xem ai khổ hơn, lấy đó làm niềm tự hào để dày vò, dằn vặt người khác lấy đó làm cái để hơn người.

25
Mar
13

Không có đường tắt tới thành công

►Câu chuyện khởi nghiệp của bà Đàm Bích Thủy, Tổng giám đốc khu vực Đông Dương của Ngân hàng ANZ…

Không có đường tắt tới thành công

Bà Đàm Bích Thủy.

Tổng giám đốc khu vực Đông Dương của Ngân hàng ANZ hiện nay là bà Đàm Bích Thủy, cũng là nữ lãnh đạo người Việt Nam có vị trí cao nhất trong các doanh nghiệp xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong cuộc trò chuyện với TBKTSG, bà cho rằng điều kiện thành đạt ngày nay dễ hơn trước nhưng không có đường tắt đi đến thành công.

Theo chị, phải làm gì để người nước ngoài tin cậy và giao phó trọng trách?

Để họ tin, mình cần có nguyên tắc và hệ giá trị nhất định. Người nước ngoài sợ nhất những người không có nguyên tắc và các giá trị bị thay đổi, đặc biệt trong công việc tài chính. Nguyên tắc của bạn chính là chìa khóa đảm bảo cho sự vận hành và quản lý rủi ro tốt.

Người Việt được dạy phải khiêm tốn nên không biết “khoe” bản thân, vì vậy đôi khi người nước ngoài không biết bạn mà lựa chọn. Tôi vẫn nói với nhân viên rằng nên tự tin mà vẫn khiêm tốn. Hãy làm thế nào để anh vẫn đạt mục tiêu nhưng không trở thành con người khác.

Tôi không nghĩ ANZ là tổ chức nước ngoài vì tôi nhìn thấy hàng ngày 700 người Việt Nam vẫn làm việc hăng say và hạnh phúc. Đó cũng là một đóng góp chứ. Nhiều người nói ngân hàng là lĩnh vực của đàn ông nhưng tôi thấy may mắn vì được làm việc ở những thị trường không quá kỳ thị phụ nữ. Con người ở đâu cũng giống nhau, không nên phân biệt người Việt Nam hay nước ngoài. Bất cứ công việc gì và ở đâu chúng ta cũng cần hành xử có lý có tình.

Nhân duyên đưa chị đến với ANZ?

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội xong, tôi cùng bốn người lập Invest Consult, một công ty tư vấn đầu tư nước ngoài, vào năm 1988. Làm ở công ty sáu năm rồi tôi thi học bổng Fulbright và sang Mỹ học M.B.A của trường Kinh doanh Wharton. Học xong, tôi về làm việc tại Ngân hàng Đầu tư ANZ có trụ sở tại Singapore trong 10 năm.

Tôi chuyển sang lĩnh vực ngân hàng đầu tiên chỉ vì muốn biết khi mình hay ai đó có một ý tưởng thì bằng cách nào biến các ý tưởng đó thành hiện thực. Trước khi sang Mỹ, tôi có đọc một cuốn sách về một nhà tài chính ở Mỹ đồng thời cũng là cựu sinh viên Wharton: Michael Milken, người đầu tiên tạo ra trái phiếu có độ tín nhiệm thấp (junk bond) làm thay đổi toàn bộ thị trường M&A quốc tế.

Khi ở Singapore, tôi tham gia vào việc tư vấn tài trợ Nhà máy Điện Phú Mỹ. Lúc đó chúng tôi mất ba năm mới hoàn thành khâu đàm phán hợp đồng tư vấn tài chính cho dự án này với Chính phủ. Đó cũng là hợp đồng tín dụng đầu tiên của ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo phương thức không truy đòi (non-recourse) tại thời điểm đó ở Việt Nam.

Sau đó, ANZ đề nghị tôi về phát triển ngân hàng ANZ ở Việt Nam. Lúc đầu tôi không nhận vì nghĩ việc đó rất “con mọn”. Khi tôi về, ANZ tại Việt Nam chỉ có hơn 100 người và tất cả mới là khởi đầu. Tôi nghĩ mình sẽ làm tạm thời, nhưng sau đó tôi thấy những niềm vui khó thay thế.

Đó là những niềm vui nào?

Đối với tôi, niềm vui “khó thay thế” là được thấy những cộng sự của mình ngày càng trưởng thành trong công việc. Niềm vui trong đào tạo nhân sự khác hẳn niềm vui thực hiện những giao dịch lớn, nó lâu dài hơn nhiều.

Điều gì khiến chị ở lại với ANZ gần 15 năm rồi?

Đồng nghiệp chính là lý do tôi ở lại. Chức vụ, lương bổng, bạn có thể kiếm được ở nhiều nơi nhưng có một đội ngũ ăn ý và hòa hợp thì không dễ. Tôi hài lòng khi biết đa số nhân viên của mình hài lòng và vui, đó là điều quan trọng với tôi. Nếu tôi hài lòng nhưng nhân viên tôi luôn thắc mắc vì ý định của tôi không phù hợp với ý định chung thì cần phải xem xét.

Chị đang điều hành 1.300 con người, có nguyên tắc gì để làm tốt vai trò lãnh đạo?

Tôi có nguyên tắc là nếu đã dùng người thì nên tin họ và cho người ta khoảng không đủ rộng để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nếu lúc nào mình cũng dè chừng thì rất khó để khuyến khích người ta bỏ hết công sức, hay đưa ra ý nghĩ vì công việc chung.

Ai cũng có niềm tự hào cá nhân nhất định, nếu mình biết khuyến khích thì người ta sẽ gắng đạt được con số mà người ta biết mình muốn. Nhìn chung mọi người đều có lòng tự trọng, tự hào trong công việc, không nhất thiết chỉ có việc làm vừa lòng “sếp”. Tôi tin vào cách quản trị đó hơn.

Phương châm sống của chị?

Có một số giá trị cơ bản tôi tuân theo. Ví dụ như sự trung thực hay chỉ nên làm cho người khác những điều mình cũng muốn được có. Tôi muốn sống đơn giản và gắng sống có ích.

Qua những trải nghiệm của mình, tôi thấy tốt nhất không nên định kiến về bất cứ việc gì trước khi mình thử và có kinh nghiệm thực sự. Hãy cứ thử và chấp nhận thử thách.

Chị có điều gì nghĩ ngợi trên thương trường cũng như trong xã hội, đời sống của chị và mọi người?

Cái mình băn khoăn là bây giờ có những quan điểm coi nhẹ sự phấn đấu. Có người nghĩ rằng có những con đường rất ngắn dẫn đến thành công nhưng nếu nó quá ngắn thì phải đánh đổi giá trị gì đó. Tất nhiên điều kiện thành công hiện nay dễ hơn trước nhưng không có đường tắt. Nếu dùng đường tắt không sớm thì muộn sự thành công mình đạt sẽ không bền vững và rất dễ phải trả giá. Các CEO giỏi mà tôi biết hầu hết đều có những tích lũy lâu và trải qua nhiều thăng trầm.

Việt Nam có nhiều doanh nhân giỏi, song nền kinh tế chưa phát triển mạnh, điều này nghe có vẻ nghịch lý?

Doanh nhân Việt Nam rất cởi mở, sẵn sàng thử mọi thứ và nắm bắt rủi ro. Nhưng nếu anh muốn làm một công việc thì anh buộc phải rất hiểu nó mới nắm được nó. Kể cả ngay khi anh sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhưng anh phải quản lý nó tốt và luôn chủ động chứ không phải làm liều.

Khả năng hợp tác của doanh nhân Việt Nam vẫn hơi thiếu. Người Việt vẫn thích cái của tôi. 100% “của tôi” tuy đáng giá 10 đồng vẫn hơn của chung nhưng trong đó tôi có 40 đồng. Mình ngại làm việc với nhau và sự tin cậy với nhau vẫn ít. Vì không tin nhau nên khó cùng nhau làm được cái gì lớn.

Hồng Phúc (TBKTSG)

15
Mar
13

Có lẽ sự nhẫn nhịn và chịu đựng làm cho con người ta trở thành một người đáng sợ, mình thì chẳng biết được đã đạt được cái ngưỡng đáng sợ dọa nạt được trẻ con đó chưa nhưng chỉ có điều nó ngày càng làm mình vốn dĩ đã chẳng thông minh giỏi giang gì cho cam, lại càng kiệt sức và đần độn hơn. Tiêu hóa được những thứ này thật chẳng dễ dàng gì. Và một điều chắc chắn rằng những thằng con trai phải nhẫn nhịn nhiều sẽ chẳng bao giờ đối xử tốt với người mà nó yêu thương.

Đứa bạn của mình có nói tình yêu đối với nó quá xa sỷ, mình thì nghĩ hôn nhân đối với nó là vô giá. Có lẽ một là khi người ta dễ dàng có được tất cả những gì mà họ muốn thì đối với họ chẳng có gì có thế làm họ thỏa mãn, kể cả tình yêu. Hai là họ đang đâm đầu vào một cái gì đó say mê và đầy nhiệt huyết. Ba là họ đang lo sợ.

Những người có thể dễ dàng có được tất cả những gì mà họ muốn đối với họ, phải chăng họ ước ao là một chốn đi về để rồi cảm thấy tình yêu là một thứ gì đó rất đắt đỏ vì đã có quá nhiều sự giả dối. Những người đang đâm đầu vào một cái gì đó thì cần một người kề bên nhưng vẫn đủ thông minh để biết được sự đắt đỏ của tình yêu là có giá, còn những kẻ đang lo sợ như mình có lẽ điều họ muốn nhất là cần phải biết được mình rất ngớ ngẩn, lố bịch, ấu trĩ và nông cạn biết nhường nào.

Người ta thường bảo mình hay yêu trong mơ, nhưng một kẻ đần độn, ngớ ngẩn và ấu trĩ đâu có biết mơ, mơ là một điều có lẽ rất xa sỷ vì một đứa sợ hãi thường chẳng muốn ngủ nữa là mơ. Ước ao có lẽ là từ chính xác nhất dành cho mình. Ước ao, đó là sự đòi hỏi, sự ích kỷ, nhỏ nhen nó mang đến cho mình và cho người khác nhiều sự sợ hãi hơn. Nó bắt con người ta phải đối diện với chính mình. Nó bắt con người ta ngừng sợ hãi mà ước mơ.

10
Mar
13

05
Mar
13

Thật ra mình không rõ khi NHNN tham gia vào thị trường vàng thì họ sẽ mua nhiều hay bán nhiều, nhưng trên quan điểm của con buôn thì chắc là họ sẽ mua nhiều hơn là bán, cung tiền sẽ tăng và lạm phát lại ngấp nghé nếu người ta vụ lợi cho riêng mình. Việc đưa giá vàng trong nước tiến gần với giá vàng thế giới chắc chỉ có thể là một điều nhảm nhí nữa.

12 eur và 4,38 eur là chênh lệch lớn cho sự hời hợt.




Top Clicks

  • None

Pages

Enter your email address to subscribe to this blog and receive notifications of new posts by email.

Join 4 other subscribers